Đà Lạt – Thành phố được ví như bảo tàng kiến trúc Quốc Gia. Nơi đây đang lưu giữ hơn 2.000 ngôi biệt thự cổ, cùng nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn thời đại. Đặc biệt, những kiến trúc thiết kế theo phong cách châu Âu có sức hút kỳ lạ, luôn làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Cùng điểm qua một số công trình tiêu biểu nhé!
Trường Cao Đẳng Sư Phạm – Cái tên đầu tiên trong bảo tàng kiến trúc Đà Lạt.
Đây là một công trình thuộc top đầu khi nhắc tới bảo tàng kiến trúc Đà Lạt. Nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cũng là một điểm đến hoàn hảo cho những người đam mê kiến trúc và yêu thích chụp ảnh. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người pháp, vào năm 1927 với tòa nhà 4 tầng uốn cong. Đã được Hội Kiến Trúc sư thế giới công nhận là 1 trong 100 công trình kiến trúc độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường này chính là tháp chuông cao vút. Đó là biểu tượng cùa một công trình văn hoá. Thể hiện sự vươn lên tầm cao trí thức của nhân loại. Và là nét kiến trúc đặc trưng của vùng Morger quê hương của Alexander Yersin.
Địa chỉ: 29 Yersin, phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Nhà thờ Con Gà – Công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất.
Công trình kiến trúc “Nhà thờ Con Gà’ có tên chính là nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt. Đây là công trình do Pháp xây dựng, được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Phần mái của kiến trúc này được lắp những tấm kính màu của Pháp có tác dụng phản chiếu ánh sáng làm cho không gian nơi đây càng thêm hoàn hảo. Từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Địa chỉ: 15 Đường Trần Phú, Phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Giáo xứ Mai Anh.
Giáo xứ Mai Anh hay còn được gọi là nhà thờ Domaine de Marie. Tổng quan về kiến trúc của nhà thờ này rất độc đáo. Mái của nhà thờ có thiết kế hình tam giác cân và ở đỉnh có gắn thánh giá. Hai tòa tu viện và khuôn viên thơ mộng, thanh bình. Đây là một “bảo tàng kiến trúc” lý tưởng, dành cho những người đam mê kiến trúc và du lịch.
Địa chỉ: 1 Ngô Quyền, Phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Thiền viện Trúc Lâm – Công trình trong “bảo tàng kiến trúc” Phật Giáo.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, có hướng nhìn thẳng ra khu hồ Tuyền Lâm yên bình và thơ mộng. Đây là công trình kiến trúc phật giáo lớn nhất cả nước và là cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộc phái Thiên Yên Tử. Xung quanh khu thiền viện được bao phủ bởi những cánh rừng thông xanh ngát trải dài, quanh năm không khí dễ chịu, mát lành. Khi tới Thiền Viện Trúc Lâm bạn sẽ bị choáng ngợp từ những bức phù điêu xung quanh chánh điện, được chạm khắc cực kỳ tỉ mỉ và công phu.
Địa chỉ: Đỉnh Phụng Hoàng, phường 3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Thánh thất Cao Đài Đa Phước
Thánh thất Cao Đài Đa Phước Đà Lạt được xây dựng vào năm 1938. Đây là một công trình kiến trúc nổi bật của đạo Cao Đài. Được xây dựng trên một ngọn đồi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km về phía đông. Nơi đây, qua thời gian đã bị hư hỏng và được tu sửa rất nhiều lần. Với bốn trụ Long Hoa, hai Lầu Chuông cao vút, Bát Quái đài,… tất cả đều được chạm khắc tinh xảo và hoàn hảo. Xung quanh được che phủ bởi rừng thông, tạo nên không gian thờ nghiêm trang. Đây là Thánh Thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những cơ sở tôn giáo lớn nhất Đà Lạt.
Địa chỉ: Trại Mát, phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Ga Đà Lạt – Công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt.
Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nơi đây, có phong cách độc đáo, là công trình kiến trúc với ba mái hình chóp, hình ảnh cách điệu ba đỉnh núi Langbiang. Kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt. Hiện nay, ga Đà lạt chỉ phục vụ cho hoạt động du lịch chứ không còn đem vào để sử dụng vận chuyển hành khách và hàng hóa nữa.